"Có mới nới cũ" thường tình vẫn thế. khoa học kỹ thuật ngày càng tiên tiến thì những thứ thuộc về giáo lý ngày xưa ngày càng thoái trào và sợ rằng một ngày kia sẽ mai một đi mất. ta cứ tạm gọi khoa học kỹ thuật và lý thuyết đương đại là tân học, giáo lý ngày xưa là cựu học. cái mới tất nhiên sẽ hơn cái cũ, nhưng tân học có được thành quả như hiện nay tất tân học phải có một nền tảng vững chắc. nền tảng ấy chính là tinh hoa của cựu học vậy. nền cựu học nước nhà là một thứ học trải qua bao nhiêu đời đã làm cho ông cha ta phù thực được cương thường, chấn chỉnh được phong hóa, bảo tồn được quốc thể, duy trì được thế đạo nhân tâm, thật không phải là cái học không có giá trị, đáng khinh rẻ hay quên bỏ được. (cổ học tinh hoa)
ta biết cái học đời nay, ta lại cần phải biết cái học đời xưa, ta ôn lại việc dời xưa mà ta rõ được việc đời nay, có như thế thì cái học của ta mới không bị khiếm khuyết. vì tuy chia làm cổ - kim nhưng chẳng qua cũng chỉ là một sớm một chiều trong một ngày của trời đất, kẻ học giả mà câu nệ, chấp nhất, chỉ biết cổ không muốn biết kim, hay chỉ biết kim không muốn biết cổ thì sao gọi là bác cổ thông kim được !
nền cổ học của nước nhà cũng như của các nước trong khu vực đều chịu sự ảnh hưởng của văn hóa cố Trung Quốc mà ngày nay chúng được gọi dưới cái tên “triết học cổ Trung Hoa”. Quả thật, đất nước Trung Hoa đã cống hiến cho nhân loại những kiến thức vô cùng quý giá và phong phú. Những kiến thức này cơ bản được chia thành hai hệ thống, đó là nho gia và đạo gia (tức huyền học).
trong khuôn khổ bài viết này tôi chỉ nêu nên lĩnh vực huyền học vì đây là cái trọng tâm mà tôi đã và đang tìm hiểu.
Nói đến huyền học là nói đến tử vi, tứ trụ, phong thủy, thiên văn, luận tuổi, xem ngày, bói dịch, nhân tướng, và tất nhiên y học cổ truyền cũng nằm trong đó…những môn này tuy rằng ứng dụng khác nhau, phương pháp khác nhau nhưng lại có chung một nguồn gốc, đó là kinh dịch. Trải qua mấy ngàn năm hình thành và phát triển, các môn huyền học này ngày càng được hoàn thiện, và chứng tỏ sức sống mãnh liệt của nó. Từ việc quốc gia đại sự như lập đế, rời đô, chiến trận, công thành, kén tướng luyện quân cho đến những việc động thổ xây nhà, ăn hỏi, cưới gả, hiếu phục, tế lễ, tất thảy đều có sự góp mặt của huyền học.
Trong đời sống thế kỷ 21 này, mặc dù khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, tin học viễn thông thay đổi từng giờ nhưng không thể nào xóa nhòa được huyền học trong tâm trí mọi người, mặt khác, những kiến thức huyền học này đang âm thầm trợ giúp cho ta trong cuộc sống hằng ngày. Khoa học ngày nay cũng đã chứng minh y học cổ truyền và phong thủy là những bộ môn có giá trị thực tiễn cao và rất khoa học.
Với niềm đam mê nền cổ học nước nhà, tôi đã ra sức tìm hiểu và ứng dụng huyền học vào cuộc sống, dùng huyền học để tu tâm dưỡng tính, bước đầu thấy rất ứng nghiệm. bể học vô bờ mà sức người thì có hạn, tuy không thể nói là đã góp một hạt cát vào tinh hoa huyền học nhưng cũng có thể nói là đã, đang và sẽ góp phần duy trì kiến thức huyền học của người xưa. Rất mong nhận được sự góp ý và trao đổi kiến thức của các bạn bè gần xa !
LƯỢNG THIÊN XÍCH
Kính đề !
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóa