Thứ Hai, 14 tháng 7, 2014

NGUYÊN LÝ KHỞI LỆ CỦA TUẾ ĐỨC HỢP

"Khảo Nguyên" nói rằng: "Tuế đức hợp, đúng là can ngũ hợp với Tuế đức. Năm Giáp tại Kỷ, năm Ất tại Ất, năm Bính tại Tân, năm Đinh tại Đinh, năm Mậu tại Quý, năm Kỷ tại Kỷ, năm Canh tại Ất, năm  Tân tại Tân, năm Nhâm tại Đinh, năm Quý tại Quý. Vì vậy, Tuế đức thuộc dương, Tuế đức hợp thuộc âm".



Xét Tuế đức hợp đều thuộc về thượng cát, chỉ có nghi, không có kị. Như vậy, cặn kẽ suy ra nghĩa của nó có chia ra cương, nhu riêng biệt.

Tuế đức không cần hỏi là năm dương hay năm âm đều là thời cương, Tuế đức hợp không cần hỏi năm âm hay năm dương đều là thời nhu. Việc bên ngoài lấy cương, việc bên trong lấy nhu, đó là ghi chép từ thời cổ. (1)

Tuyển trạch gia tuy chưa luận tới như thế, khi dùng có thể lấy ý mà thông vậy.

Thích ý

Tuế đức với Tuế đức hợp đều thuộc về thượng cát thần, chỉ có nghi, không có kị. Nhưng hai cái đó thì cương nhu không giống nhau. Ấy là Tuế đức là cương, Tuế đức hợp là nhu. Khi dùng có thể căn cứ vào nguyên tắc việc bên ngoài dùng cương, việc bên trong dùng nhu, linh hoạt mà chọn dùng.

(1) Ngoại sự dĩ cương, nội sự dĩ nhu, cổ chi chí dã. 
Ngoại sự: Giao tế với dùng binh, săn bắn các việc. 
Nội sự: Hôn, táng, đái, kê (cài trâm) các việc; thời Chu, Tần thịnh hành.


LƯỢNG THIÊN XÍCH. St

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét