Tuế Đức được tính theo thiên can của năm đó. Thiên Can có năm ngôi dương là Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm. Cùng với năm ngôi âm là Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý. Trong quan hệ quân thần, vua tôi thì dương là quân, âm là thần...Ở Thiên Can cũng vậy, can dương là quân, can âm là thần. Và trong mối quan hệ đó thì tất nhiên thần phải theo quân. Quân tự mình có cái đức làm vua nên trong năm can dương của Thái Tuế đều lấy đức tại chính bản thể của nó vậy. Cho nên:
Can Giáp thì đức tại Giáp
Can Bính thì đức tại Bính
Can Mậu thì đức tại Mậu
Can Canh thì đức tại Canh
Can Nhâm thì đức tại Nhâm.
Năm can âm còn lại thần, là bề tôi, cho nên lấy chỗ hợp với quân làm đức, vì vậy:
Can Kỷ hợp với Giáp nên Kỷ lấy Giáp làm đức
Can Tân hợp với Bính nên Tân lấy Bính làm đức
Can Quý hợp với Mậu nên Quý lấy Mậu làm đức
Can Ất hợp với Canh nên Ất lấy Canh làm đức
Can Đinh hợp Nhâm nên Đinh lấy Nhâm làm gốc.
Như vậy là mười Thiên Can đã có được đức của nó. Tuế Đức như đã nói ban đầu là thiện thần của Thái Tuế, chỗ nó quản mọi việc đều cát tường hanh thông, chỉ có nghi mà không có chỗ kị vậy.
LƯỢNG THIÊN XÍCH
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét