Theo quan niệm dân gian, tháng 7 Âm lịch là tháng của cô hồn (hồn người chết lẻ loi, không ai cúng vái), tháng của quỷ đói, là tháng mở cửa địa ngục. Lễ cúng thí thức cô hồn (còn gọi là cúng chúng sinh) được diễn ra từ ngày mùng 1 đến 15/7 (Âm lịch). Lễ này được coi là một hành động nhân đạo, cứu giúp cho những linh hồn khốn khổ.
Một số lễ vật cần chuẩn bị trong cúng cô hồn: Tiền vàng (từ 15 lễ trở lên, quần áo chúng sinh từ 20 đến 50 bộ); Tiền chúng sinh (tiền trinh), hoa, quả 5 loại 5 mầu (ngũ sắc); Bỏng ngô, khoai lang luộc, ngô luộc, sắn luộc; Kẹo bánh, tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá); Khi cúng thêm cháo thì thêm mâm gạo muối (5 bát, 5 đôi đũa hoặc thìa). Nước lã.
Cháo loãng được coi là món không thể thiếu khi cúng cô hồn bởi vì người ta tin rằng món này dành cho những linh hồn bị đày đọa phải mang một thực quản nhỏ hẹp không thể nuốt được thức ăn thông thường. Tuy nhiên, nhiều người đã vô tình bỏ qua đồ cúng này.
Lễ cúng cô hồn thường được làm ngoài trời hay trước cửa chính ngôi nhà. Nếu không muốn cúng tại nhà thì có thể cúng trong chùa.
Nhiều gia đình mời cô hồn về nhà cúng chúng sinh nhưng khi xong không biết mời đi nên cô hồn vẫn luẩn quẩn trong nhà quấy quả gia chủ.
Dân gian quan niệm, trong tháng 7 Âm - tháng của ma quỷ, nếu cúng cô hồn sai cách thì sẽ vô tình rước vong về nhà.
Buổi cúng thường kết thúc với việc vãi gạo, muối ra sân, ra đường và đốt vàng mã. Ở nước ta có tục giật cô hồn, tức người sống giành giật những mâm cúng, rồi người ta thường đốt vàng mã cho cô hồn, cho tiền người sống bằng cách thảy tiền (đồng tiền bằng kim khí đang lưu hành) cùng với bánh kẹo. Họ tin nếu người sống mà giành giật càng đông, tức họ đã mua chuộc được lũ cô hồn các đảng không đến quấy phá gia đình mình.
Dân gian cũng quan niệm người cúng không nên ăn đồ cúng cô hồn, không đem đồ cúng đó vào nhà (nếu không ai giành giật thì bỏ vào túi cho người ăn mày). Tuy nhiên, theo thông tin trên báo Giác Ngộ Online, các phẩm vật cúng cô hồn như chè cháo, cơm canh vì cúng ở ngoài trời trong một thời gian khá dài nên bị nguội lạnh, đôi lúc bị ruồi kiến quấy phá, nhang khói vương vãi nên không mấy an toàn cho sức khỏe, do vậy mà hầu hết người ta e ngại không dám dùng. Còn các phẩm vật khác như kẹo bánh trái còn bao bì và vỏ bọc nguyên vẹn thì vẫn dùng được. Những phẩm vật này người cúng có thể dùng hay cho những người khác dùng, không nên bỏ đi sẽ hoang phí và mang tội.
Tuy nhiên trong thực tế, phần đông là sau khi cúng thí cô hồn xong, vừa “xả giàn” thì “cô hồn sống” liền ùa vào và nhanh chóng lấy sạch tất cả các phẩm vật, người cúng chỉ lo thu lượm chén bát và dọn dẹp bàn ghế mà chẳng phải bận tâm (dùng được hay không) vì chẳng còn gì cả.
Quỷ đói trong quan niệm dân gian
Trong số những cô hồn, ma quỷ hay phá quấy người dân, dân gian xưa thường xuyên nhắc tới ngạ quỷ (quỷ đói). Trong các thuyết Phật giáo, người ta cho rằng, ngạ quỷ là một dạng tái sinh khi con người chết đi, nếu làm nhiều việc tốt, chúng sẽ được đầu thai kiếp khác làm người. Ngược lại, nếu làm điều xấu, tùy theo các mức độ mà chúng sẽ bị đầy xuống địa ngục, nhẹ hơn thì đầu thai làm súc sinh và nhẹ nhất làm ngạ quỷ.
Tín ngưỡng dân gian cũng lưu truyền một sự tích khác về quỷ đói. Tương truyền có một gia đình nọ giàu có nhờ bán nước mía. Một hôm, có một nhà sư tới xin nước mía về để chữa bệnh. Người chồng đi vắng, dặn vợ ở nhà tiếp đãi nhà sư cẩn thận. Nhưng bà vợ tham lam, keo kiệt đã lén đi tiểu vào bát của nhà sư, sau đó trộn chung với nước mía. Nhà sư tinh thông biết chuyện, đã đổ bát nước đi và bỏ về. Sau này, người vợ chết đi, do tội lỗi của mình nên bị đầu thai thành thứ quỷ luôn luôn đói khát, sống ở nơi bẩn thỉu, nhớp nhúa, gọi là quỷ đói.
LƯỢNG THIÊN XÍCH. St
(Nguồn: Phatgiaovtv)
Cụ Lượng ơi như em thấy thì các đền chúa miếu mạo cúng xong Thầy em (Đạo sư & huynh tỷ muội) là có thể thấy quỷ đói về còn em chỉ thấy thật hồn cả già trẻ gái trai cướp và cướp thôi cụ ạ em nói vui nhưng thiệt 100%.
Trả lờiXóaVậy là em hơn thầy em rồi! :D Lão thì cứ nghĩ rằng tục cướp đồ cúng cô hồn không còn nữa, hóa ra chỗ em vẫn lưu giữ à?
Trả lờiXóa