Thứ Tư, 28 tháng 5, 2014

KHÁI NIỆM VỀ HUYỀN KHÔNG PHONG THỦY

Giải thích về 2 chữ Huyền Không, Thẩm trúc Nhưng (tác giả bộ "Thẩm thị Huyền Không học") viết: Trong sách Pháp Ngôn của Dương Hùng viết "Huyền giả nhất dã" (tức Huyền là một), lời giải thích này khá rõ ràng. Nhưng đến chữ Không thì rất khó giải thích. Bởi vì "KHÔNG" không có nghĩa là trống không hoàn toàn, mà trong cái "KHÔNG" lại bao hàm cái "CÓ". Các học giả Thiên Trúc (Ấn độ) xưa luận giải như sau:

Sắc bất dị không
Không bất dị sắc
Sắc tức thị không
Không tức thị sắc
Thụ tưởng hành thức
Diêc phục như thị

(Nghĩa là: Vật không khác gì "không", "Không" không khác gì vật. Vật tức là "không", "không" tức là vật. Những điều con người cảm thụ và suy nghĩ được cũng vậy). 

Thứ Ba, 27 tháng 5, 2014

THẤT TINH ĐẢ KIẾP

Thất tinh đả kiếp là một yếu tố quan trọng trong Phong thủy Huyền không,do phần lớn những người nắm vững yếu tố này đều không muốn tiết lộ, nên vài trăm năm nay số người hiểu và vận dụng được có thể đếm trên đầu ngón tay. Đó là lý do các trường phái Huyền không ngày nay tranh luận rất nhiều về loại bố cục này,đồng thời đưa ra nhiều kiến giải khác nhau.

Tọa tý hướng ngọ, lập trong vận 8.

Chủ Nhật, 25 tháng 5, 2014

LẠY PHẬT CÁCH NÀO ĐÚNG?

HỎI: Tôi được biết lạy Phật nên theo cách “ngũ thể đầu địa”, đại thể là hai chân, hai tay và đầu đụng mặt đất, tâm thanh tịnh và trang nghiêm. Tuy nhiên thực tế tôi thấy nhiều người lạy Phật với những cách thức khác nhau: Có người ngửa hai lòng bàn tay, trán cúi đặt vào lòng bàn tay. Có người thì úp hai bàn tay xuống đất, trán cúi đặt vào lưng bàn tay. Có người thì trán cúi chạm xuống đất, còn hai bàn tay ngửa đưa ra phía trước trán. Có người khi cúi đầu lạy xuống, giữ lại một lúc. Có người cúi lạy xuống thì ngẩng đầu lên ngay. Tôi không biết cách lạy nào đúng? Ý nghĩa của cách thức lạy ấy thế nào? Kính mong quý Báo hướng dẫn.
(CHÁNH TÂM, tanlochappy@yahoo.com.vn)

ĐÁP:

Bạn Chánh Tâm thân mến!
Đúng như bạn nói, lạy Phật theo cách “ngũ thể đầu địa” là thể hiện lòng tôn kính nhất. Ngũ thể đầu địa có nghĩa là năm vóc (đầu, hai tay và hai chân) gieo sát đất. Theo Phật Quang đại từ điển, tập 3, dẫn sách Đại Đường Tây Vực ký(quyển 2), nói về cách lạy Phật “năm vóc gieo xuống đất” gồm: Trước hết, quỳ gối bên phải (gồm toàn bộ gối, cẳng chân và mu bàn chân) sát đất, kế đến là gối bên trái, rồi đến hai khuỷu tay sát đất, hai bàn tay ngửa ra duỗi thẳng quá trán, sau cùng là đỉnh đầu đặt sát đất, giữ yên một lúc, như thế gọi là một lạy.

Điều cần lưu ý là động tác “hai khuỷu tay sát đất, hai bàn tay ngửa ra duỗi thẳng quá trán”. Động tác này biểu thị cho việc hai tay người lạy nâng bàn chân của Thế Tôn cung kính đảnh lễ .

Ảnh chụp lại từ Phật Quang Đại Từ Điển.

Thứ Sáu, 23 tháng 5, 2014

PHONG THỦY ÂM TRẠCH, NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN

1 . Rồng đến có thế , phát mạch từ xa

Việc lựa chọn âm trạch , đầu tiên phải xem thế đến của sơn mạch trên phạm vi vĩ mô . Trong phong thuỷ gọi núi đến từ xa là thế , núi ở nơi gần là hình , trước tiên bàn về thế sau bàn về hình , hình là do thế quyết định .


Thứ Tư, 21 tháng 5, 2014

CHƯƠNG TRÌNH LUẬN GIẢI HUYỀN HỌC VÌ TRƯỜNG SA THÂN YÊU

Trường Sa...nơi đầu sóng ngọn gió, quần đảo tiền tiêu bảo vệ tổ quốc chưa bao giờ xa trong lòng người dân đất Việt. Các thệ hệ cán bộ - chiến sỹ và nhân dân trên đảo mặc dù sống trong hoàn cảnh rất khắc nghiệt của thiên nhiên, phải chịu biết bao mưa giông, bão tố và các trận thịnh lộ của biển cả nhưng vẫn một lòng giữ chắc tay súng bảo vệ biển đảo quê hương.


Chủ Nhật, 11 tháng 5, 2014

HÀNH TRÌNH TRAO QUÀ TỪ THIỆN TẠI CHÙA QUANG CHÂU - ĐÀ NẴNG

Nhân dịp kỷ niệm 39 năm ngày đất nước thống nhất 30/04/1975 - 30/04/2014, diễn đàn Lý Số Việt ( http://lysoviet.vn ) tổ chức hành trình về chùa Quang Châu, tọa lạc tại xã Hòa Châu - huyện Hòa Vang - Đà Nẵng để đóng góp một chút công sức cùng với nhà chùa nuôi dưỡng các em bé bị bố mẹ bỏ rơi, mất cha mẹ hoặc gia đình ly tán.

Sau đây là một số hình ảnh: