Một thực đơn thay đổi mỗi ngày với thành phần dinh dưỡng cân đối không chỉ giúp bé ăn ngon hơn mà còn giúp mẹ tiết kiệm thời gian khi đi chợ sắm thực phẩm cho bé. Từ nay, việc đảm bảo bữa ăn dặm cho bé sẽ thật dễ dàng. Mời bạn tham khảo thực đơn ăn dặm cho bé từ 7 - 9 tháng tuổi được cung cấp bởi Viện Dinh dưỡng Trung ương.
Thứ Ba, 26 tháng 2, 2013
Chế độ dinh dưỡng và thực đơn mẫu cho bé từ 2 - 3 tuổi
Sau 2-3 tuổi đa số các bé đã cai sữa mẹ, bé cũng không còn ăn bột, cháo nữa và bé đã có thể "vô tư" ăn các loại thức ăn cứng. Điều quan trọng lúc này là một chế độ ăn đa dạng, đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể bé.
Để cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết ở lứa tuổi này một ngày các bạn cần cho bé ăn như sau:
- 2-3 bữa cơm nát nhưng phải đủ 4 nhóm chất bao gồm: chất bột (gạo, đỗ, mỳ...), chất đạm (thịt, cá, tôm, cua, trứng...), chất béo (dầu ăn, mỡ), vitamin và chất khoáng. Bạn lưu ý nhóm chất béo cần được cung cấp đủ, việc thiếu chất béo cũng dẫn tới việc hấp thu một số các vitamin (A, D, E, K) bị hạn chế, vì đó là các vitamin tan trong dầu.
- 2-3 bữa phụ bao gồm: sữa, sữa chua, súp, bún, phở, bánh ngọt...thay đổi. Lứa tuổi này nguồn cung cấp năng lượng từ sữa vẫn rất quan trọng, mỗi ngày bạn nên cho bé uống khoảng 500-600 sữa (có thể gồm sữa công thức, sữa chua, sữa tươi...).
Vẫn luôn cho bé uống sữa và các chế phẩm của sữa hàng ngày.
Thứ Tư, 20 tháng 2, 2013
Liệt kê thần sát năm giáp ngọ
NĂM GIÁP NGỌ
Can: mộc
Chi: hỏa
Nạp âm thuộc: kim
- Khai sơn, lập hướng, tu phương cát
Tuế đức: giáp
Tuế đức hợp: kỷ
Tuế chi đức: hợi
Dương quý nhân: mùi
Âm quý nhân: sửu
Tuế lộc: dần
Tuế mã: thân
Tấu thư: tốn
Bác sĩ: càn
Liệt kê thần sát năm quý tị
NĂM QUÝ TỊ
Can: Thủy
Chi: Hỏa
Nạp âm thuộc: Thủy
-
Khai sơn – lập hướng – tu phương cát.
Tuế
đức: mậu
Tuế
đức hợp: quý
Tuế
chi đức: tuất
Dương
quý nhân: tị
Âm
quý nhân: mão
Tuế
lộc: tý
Tuế
mã: hợi
Tấu
thư: tốn
Bác
sĩ: càn
Thứ Ba, 19 tháng 2, 2013
THU SƠN XUẤT SÁT TRONG LÝ LUẬN PHONG THỦY HUYỀN KHÔNG
Như
chúng ta đã biết, khí sinh, vượng của Sơn tinh phải đóng
tại những nơi cao ráo, còn khí sinh, vượng của Hướng tinh phải đóng
tại những nơi thấp, trũng hay gặp thủy. Nhưng nhìn
vào
trạch vận của 1 căn nhà, ta thấy tại bất cứ khu vực nào
cũng
đều
có
3 sao là Vận-Sơn - Hướng tinh.
Trong 3 sao đó thì ngoại trừ Vận tinh có tác dụng rất yếu, không
đáng
kể, chỉ dùng để phối hợp với Sơn tinh (hoặc Hướng tinh) để
làm
tăng
thêm sự tốt, xấu mà
thôi. Nhưng sự tương tác
giữa Sơn tinh với Hướng tinh và hoàn cảnh Loan đầu chung quanh là
1 điều quan trọng có
liên quan tới mọi vấn đề
cát,
hung, họa, phúc của 1 căn nhà, và do đó cần phải được đặc biệt quan tâm đến.
Khi xét đến sự tương quan giữa Sơn tinh và Hướng tinh tại mỗi khu vực thì ta thấy có 4 trường hợp sau:
1) Sơn tinh là sinh, vượng khí; Hướng tinh là suy, tử khí.
2) Hướng tinh là sinh, vượng khí; Sơn tinh là suy, tử khí.
3) Sơn tinh và Hướng tinh đều là sinh, vượng khí.
4) Sơn tinh và Hướng tinh đều là suy, tử khí.
Nếu phối hợp 4 trường hợp trên với địa hình Loan đầu bên ngoài thì chúng ta sẽ thấy như sau:
1) Nếu trong một khu vực có Sơn tinh là sinh, vượng khí, còn Hướng tinh là suy, tử khí, mà khu vực đó lại có núi hay nhà cao, cây cao... tức là khí sinh, vượng của Sơn tinh đã “đắc cách”, vì đóng tại chỗ có cao sơn, thực địa. Trong trường hợp này, khí sinh, vượng của Sơn tinh đã làm chủ khu vực đó, còn Hướng tinh tại đây vừa là khí suy, tử, vừa bị “thất cách” (vì còn gặp núi chứ không gặp nước) nên mất hết hiệu lực. Do đó hoàn toàn bị Sơn tinh nơi này chi phối. Vì Sơn tinh “đắc cách” của những nơi này làm mất hết tác dụng xấu của Hướng tinh tại đây, nên những trường hợp này còn được gọi là “ Sơn chế ngự Thủy”. Đây chính là trường hợp Sơn tinh “hóa sát” (hay “xuất sát”, tức là làm mất hết sát khí) của Hướng tinh, và thường được gọi tắt là “XUẤT SÁT”.
Thí dụ: nhà hướng Mùi 210 độ, nhập trạch trong vận 8.
Nếu lập trạch vận thì sẽ thấy khu vực phía
sau nhà ở hướng Đông Bắc có Sơn tinh 8 (vượng khí),
Hướng tinh 2 (tử khí). Nếu phía sau nhà này có núi (ở xa) hay nhà
cao ở gần (nhưng tối thiểu phải cao bằng nhà này, còn nếu càng cao lớn hơn thì
càng
tốt) thì vượng khí của Sơn tinh đã “đắc cách”, có thể hóa
giải sát khí của Hướng tinh 2. Còn
Hướng tinh 2 vì đã bị mất hết hiệu lực, nên
không còn có thể gieo rắc bệnh tật (số 2 là
sao Nhị Hắc, chủ bệnh tật, đau ốm), cũng không thể làm hư hao tài lộc được nữa, dù là khu vực đó có “động” (như có cửa hay thường sinh hoạt...) hay không.
Cho nên nhà này không những vừa vượng nhân
đinh,
vừa có thể tăng tiến cả tài lộc nữa (vì không bị hung khí của Hướng tinh làm
hao tài). Cũng tương tự, khu vực phía
TÂY
của nhà này có Sơn tinh 9 (sinh khí)
và
Hướng tinh 3 (tử khí). Còn khu vực phía TÂY BẮC có Sơn tinh 1 (sinh khí)
và
Hướng tinh 4 (tử khí). Nếu 2 khu vực này
cũng
có
núi
hay nhà cao thì cũng là trường hợp “Xuất sát”, vừa làm vượng đinh, vừa góp phần làm tăng tiến thêm tài lộc.
Tuy nhiên, nếu khu vực có Sơn tinh là sinh, vượng khí, còn Hướng tinh là suy, tử khí, nhưng khu vực này không có núi hay nhà cao, mà lại có thủy của sông, hồ, ao, biển... thì đây tức là trường hợp Sơn tinh “Hạ thủy”, còn Hướng tinh là “hung tinh đắc cách”, nên là trường hợp tổn đinh, phá tài.
2) Nếu khu vực có Hướng tinh là sinh, vượng khí, còn Sơn tinh là suy, tử khí, mà khu vực đó lại có Thủy của sông, hồ, ao, biển hay cửa nẻo ra, vào nhà, thì Hướng tinh đã “đắc cách”, nên nắm quyền điều động và chi phối Sơn tinh tại đây. Còn Sơn tinh thì vừa là khí suy, tử, vừa bị “thất cách” (gặp thủy) nên đã mất hết hiệu lực và bị Hướng tinh chế ngự. Đây chính là trường hợp “ Thủy thu sát của Sơn”, hay thường gọi tắt là cách cục “THU SƠN”.
Thí dụ: cũng lấy nhà hướng MÙI 210 độ, nhập trạch trong vận 8.
Tuy nhiên, nếu khu vực có Sơn tinh là sinh, vượng khí, còn Hướng tinh là suy, tử khí, nhưng khu vực này không có núi hay nhà cao, mà lại có thủy của sông, hồ, ao, biển... thì đây tức là trường hợp Sơn tinh “Hạ thủy”, còn Hướng tinh là “hung tinh đắc cách”, nên là trường hợp tổn đinh, phá tài.
2) Nếu khu vực có Hướng tinh là sinh, vượng khí, còn Sơn tinh là suy, tử khí, mà khu vực đó lại có Thủy của sông, hồ, ao, biển hay cửa nẻo ra, vào nhà, thì Hướng tinh đã “đắc cách”, nên nắm quyền điều động và chi phối Sơn tinh tại đây. Còn Sơn tinh thì vừa là khí suy, tử, vừa bị “thất cách” (gặp thủy) nên đã mất hết hiệu lực và bị Hướng tinh chế ngự. Đây chính là trường hợp “ Thủy thu sát của Sơn”, hay thường gọi tắt là cách cục “THU SƠN”.
Thí dụ: cũng lấy nhà hướng MÙI 210 độ, nhập trạch trong vận 8.
Nếu nhìn vào trạch vận thì sẽ thấy ở khu vực phía
TÂY
NAM (tức phía trước nhà) có Hướng tinh 8 (vượng khí)
và
Sơn tinh 5 (tử khí). Nếu khu vực phía
trước của căn nhà này có sông, hồ, ao, biển, hay đường
rộng, cửa ra vào... thì vượng khí của Hướng tinh đã
“đắc
cách”,
nên
chẳng những là làm cho tài lộc của nhà này được sung túc, mà còn hóa được sát (tức “Thu sơn”) của Sơn tinh Ngũ
Hoàng, khiến cho sao này
mất tác dụng mà không còn gây ra cảnh tỗn hại nhân
đinh
(sao Ngũ Hoàng chủ sự chết chóc
hoặc nhân đinh ly tán). Cũng tương tự, ở khu vực phía
BẮC của nhà này có Hướng tinh 9 (sinh khí),
Sơn tinh 6 (tử khí). Còn khu vực phía NAM có Hướng tinh 1 (sinh khí),
Sơn tinh 7 (suy khí). Nếu ở 2 phía này cũng có Thủy hay đường đi, cửa ra vào... thì cũng tạo thành cuộc “Thu sơn”, vừa vượng tài, vừa có thể làm vượng cả đinh nữa.
Tuy nhiên, nếu khu vực có Hướng tinh là sinh, vượng khí, còn Sơn tinh là suy, tử khí, mà nơi đó không có Thủy nhưng lại có núi cao hay nhà cao... thì sẽ là cuộc Hướng tinh “Thượng sơn”. Còn Sơn tinh suy, tử mà còn gặp núi cao, là cách cuộc “hung tinh đắc cách”, chủ phá tài và gây ra nhiều tai họa cho người.
3) Nếu trong một khu vực mà Sơn tinh hay Hướng tinh đều là sinh, vượng khí, thì cách tốt nhất cho trường hợp này là khu vực đó cần có cả sông hồ lẫn núi hay nhà cao, với điều kiện là sông hồ ở gần kề, còn núi hay nhà cao ở ngoài xa. Nếu được như thế thì Sơn tinh và Hướng tinh đều đắc cách, nên đinh tài đều vượng. Nếu khu vực này chỉ có núi mà không có sông, hồ thì hình dáng của núi phải đẹp và ở xa thì mới chủ vượng cả tài đinh. Còn nếu chỉ có núi hình dáng tầm thường và lại nằm gần nhà, hay chỉ có nhà cao thôi thì chỉ vượng đinh nhưng thoái tài. Nếu khu vực này có sông nước đẹp, thủy lớn và phản quang thì dù không có núi cũng là cách cuộc vượng cả tài lẩn đinh. Nếu không có thủy mà chỉ có đường đi, sân rộng hay cửa nẻo ra vào thôi thì chỉ là cách cuộc vượng tài nhưng không vượng đinh.
4) Nếu trong một khu vực mà Sơn tinh hay Hướng tinh đều là suy, tử khí, mà nếu khu vực đó có núi hay nhà cao, thì nhà đó sẽ bị những tai họa do những đối tượng của Sơn tinh đó gây ra. Trong trường hợp này Hướng tinh vô hại. Nếu khu vực đó có sông, hồ hay cửa ra vào, thì nhà đó sẽ bị những tai họa, bệnh tật do hướng tinh đó mang tới, cộng với vấn đề hao tài. Trong trường hợp này Sơn tinh vô hại. Nếu khu vực này bằng phẳng, yên tĩnh, thì cả Sơn tinh lẫn Hướng tinh đều được hóa giải và trở nên vô hiệu lực.
Thí dụ: Cũng nhà hướng MÙI 210 độ, nhập trạch trong vận 8.
Tuy nhiên, nếu khu vực có Hướng tinh là sinh, vượng khí, còn Sơn tinh là suy, tử khí, mà nơi đó không có Thủy nhưng lại có núi cao hay nhà cao... thì sẽ là cuộc Hướng tinh “Thượng sơn”. Còn Sơn tinh suy, tử mà còn gặp núi cao, là cách cuộc “hung tinh đắc cách”, chủ phá tài và gây ra nhiều tai họa cho người.
3) Nếu trong một khu vực mà Sơn tinh hay Hướng tinh đều là sinh, vượng khí, thì cách tốt nhất cho trường hợp này là khu vực đó cần có cả sông hồ lẫn núi hay nhà cao, với điều kiện là sông hồ ở gần kề, còn núi hay nhà cao ở ngoài xa. Nếu được như thế thì Sơn tinh và Hướng tinh đều đắc cách, nên đinh tài đều vượng. Nếu khu vực này chỉ có núi mà không có sông, hồ thì hình dáng của núi phải đẹp và ở xa thì mới chủ vượng cả tài đinh. Còn nếu chỉ có núi hình dáng tầm thường và lại nằm gần nhà, hay chỉ có nhà cao thôi thì chỉ vượng đinh nhưng thoái tài. Nếu khu vực này có sông nước đẹp, thủy lớn và phản quang thì dù không có núi cũng là cách cuộc vượng cả tài lẩn đinh. Nếu không có thủy mà chỉ có đường đi, sân rộng hay cửa nẻo ra vào thôi thì chỉ là cách cuộc vượng tài nhưng không vượng đinh.
4) Nếu trong một khu vực mà Sơn tinh hay Hướng tinh đều là suy, tử khí, mà nếu khu vực đó có núi hay nhà cao, thì nhà đó sẽ bị những tai họa do những đối tượng của Sơn tinh đó gây ra. Trong trường hợp này Hướng tinh vô hại. Nếu khu vực đó có sông, hồ hay cửa ra vào, thì nhà đó sẽ bị những tai họa, bệnh tật do hướng tinh đó mang tới, cộng với vấn đề hao tài. Trong trường hợp này Sơn tinh vô hại. Nếu khu vực này bằng phẳng, yên tĩnh, thì cả Sơn tinh lẫn Hướng tinh đều được hóa giải và trở nên vô hiệu lực.
Thí dụ: Cũng nhà hướng MÙI 210 độ, nhập trạch trong vận 8.
Nếu nhìn vào trạch vận thì sẽ thấy 3 phía TÂY, TÂY BẮC và ĐÔNG BẮC có sinh vượng khí của Sơn tinh, suy, tử khí
của Hướng tinh, nên 3 phía này cần có núi hay nhà cao để tạo thành cuộc “Xuất sát”. Còn 3 phía BẮC, NAM và TÂY NAM thì có sinh, vượng khí
của Hướng tinh, nên 3 phía này cần có sông, hồ, ao, biển, đường
đi,
cửa ra vào... để tạo thành cuộc “Thu sơn”. Còn khu vực phía ĐÔNG có Sơn tinh 4, Hướng tinh 7 tức đều
là
khí suy, tử, nên nếu nơi đó có núi cao thì Sơn tinh 4 đắc thế, nên nhà dễ bị đàn bà làm hại (như vì tửu sắc hoặc trai gái...),
con gái trưởng trong nhà
bướng bỉnh, hư đốn. Còn Hướng tinh 7 thì
vô
hại. Nhưng giả sử nếu nơi này có sông, hồ, chứ không có núi cao, thì Hướng tinh Thất xích
lại đắc thế, nên nhà thường bị bệnh về miệng, cổ, phổi, đại
trường, lại hay bị người khác lừa gạt, mất tiền mất bạc, cũng
như dễ bị hỏa hoạn. Còn Sơn tinh 4 ở đây
vô
hại. Nếu khu vực này lại bằng phẳng, yên
tĩnh
thì cả Hướng tinh lẫn Sơn tinh đều
vô
hại. Tương tự như thế với khu vực phía ĐÔNG NAM, có Sơn tinh 3, Hướng tinh 6 tức đều
là
khí suy, tử. Nếu khu vực này
có
núi
cao thì sơn tinh 3 đắc thế, nên con trai trưởng trong nhà
hung hăng, vô lễ, ra ngoài thì bị bạn đồng liêu ghen ghét, hãm hại. Còn Hướng tinh 6 ở đây
vô
hại. Nhưng nếu khu vực này không có núi mà lại có
sông,
biển, cửa ra vào... thì Hướng tinh 6 lại đắc
thế, cho nên dễ bị những bệnh về đầu,
tai nạn về binh đao, trộm cướp và
trong nhà dễ có người đàn ông góa vợ. Còn Sơn tinh 3 ở đây
vô
hại. Nếu khu vực này lại bằng phẳng, yên
tĩnh
thì cả Hướng tinh lẫn Sơn tinh đều
vô
hại.
Như vậy, căn nhà này có 3 phía BẮC, NAM, và TÂY NAM nếu có thủy sẽ thành cuộc “Thu sơn”. Còn 3 phía TÂY, TÂY BẮC và ĐÔNG BẮC nếu có núi sẽ thành cuộc “Xuất sát”. Riêng 2 phía ĐÔNG và ĐÔNG NAM thì nên bằng phẳng, yên tĩnh là tốt nhất.
Tóm lại, “Thu sơn, xuất sát” chỉ là phương pháp nhằm phát huy tới mức tối đa những khí sinh, vượng của cả Hướng tinh và Sơn tinh, hỗ trợ, bổ khuyết thêm cho cách cục “Đáo Sơn, Đáo Hướng”, cũng như loại bỏ được cách cục “Thượng Sơn, Hạ Thủy” mà làm cho 1 căn nhà đã tốt lại càng tốt thêm, gồm thâu được cả “PHÚC” (nhân đinh đông đúc, con cháu hiền tài), “LỘC” (giàu sang, phú quý), “THỌ” (sức khỏe tràn trề, sống lâu trăm tuổi) tức là tất cả hạnh phúc trên thế gian rồi vậy.
Như vậy, căn nhà này có 3 phía BẮC, NAM, và TÂY NAM nếu có thủy sẽ thành cuộc “Thu sơn”. Còn 3 phía TÂY, TÂY BẮC và ĐÔNG BẮC nếu có núi sẽ thành cuộc “Xuất sát”. Riêng 2 phía ĐÔNG và ĐÔNG NAM thì nên bằng phẳng, yên tĩnh là tốt nhất.
Tóm lại, “Thu sơn, xuất sát” chỉ là phương pháp nhằm phát huy tới mức tối đa những khí sinh, vượng của cả Hướng tinh và Sơn tinh, hỗ trợ, bổ khuyết thêm cho cách cục “Đáo Sơn, Đáo Hướng”, cũng như loại bỏ được cách cục “Thượng Sơn, Hạ Thủy” mà làm cho 1 căn nhà đã tốt lại càng tốt thêm, gồm thâu được cả “PHÚC” (nhân đinh đông đúc, con cháu hiền tài), “LỘC” (giàu sang, phú quý), “THỌ” (sức khỏe tràn trề, sống lâu trăm tuổi) tức là tất cả hạnh phúc trên thế gian rồi vậy.
LƯỢNG THIÊN XÍCH. St
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)