Sau khi ăn, cảm thấy no hơi, nặng bụng, thậm chí chướng bụng là những dấu hiệu của chứng khó tiêu đầy bụng.
Bệnh do lối sống
Chị Hoài sợ nhất ăn uống mỗi khi đi du lịch, lúc đó chứng khó tiêu đầy bụng lại hành hạ chị. Di chuyển bằng máy bay hoặc tàu xe khiến các bữa ăn của chị diễn ra không đúng giờ, thường dùng bữa trễ hơn quy định. Sau bữa ăn khoảng một giờ, hệ tiêu hóa bắt đầu "biểu tình dữ dội", đó là trạng thái bụng ậm ạch khó chịu vì đầy hơi, thức ăn không tiêu hóa được, thỉnh thoảng lại
sôi ùng ục khiến chị rất mệt mỏi. Trạng thái trên có thể kéo dài đến hết buổi, cho tới khi dùng bữa ăn tiếp theo. Nếu bệnh nhẹ thì chị nhai vài lát gừng tươi thấy đỡ nhưng nặng thì phải ra tiệm thuốc tây. Bác sĩ cho biết, chị Hoài bị viêm dạ dày, nếu ăn không đúng bữa bụng sẽ bị đầy hơi khó tiêu.Chị Hoài sợ nhất ăn uống mỗi khi đi du lịch, lúc đó chứng khó tiêu đầy bụng lại hành hạ chị. Di chuyển bằng máy bay hoặc tàu xe khiến các bữa ăn của chị diễn ra không đúng giờ, thường dùng bữa trễ hơn quy định. Sau bữa ăn khoảng một giờ, hệ tiêu hóa bắt đầu "biểu tình dữ dội", đó là trạng thái bụng ậm ạch khó chịu vì đầy hơi, thức ăn không tiêu hóa được, thỉnh thoảng lại
Chứng khó tiêu đầy bụng được PGS-TS-DS Nguyễn Hữu Đức (Đại học Y Dược TP.HCM) mô tả với những đặc điểm: cảm thấy no hơi, đầy bụng, mau no và no lâu, chán ăn, nóng rát vùng thượng vị, buồn nôn, nôn do tiêu hóa không tốt, thức ăn bị ứ đọng ở dạ dày.
Người bệnh nên đi khám sớm để biết mình thuộc dạng nào. Nếu khó tiêu đầy bụng là triệu chứng thông thường thì cải thiện bằng chế độ ăn uống, ăn đúng giờ, tránh các chất có hại cho dạ dày. Nếu kéo dài có thể là bệnh lý, đặc biệt đối với người trên 40 tuổi đây có thể là nguy cơ của những bệnh lý nghiêm trọng.
Nguyên nhân dẫn đến chứng khó tiêu đầy bụng chủ yếu do lối sống, thói quen ăn quá nhiều chất xơ, tinh bột hoặc trong bữa ăn có nhiều chất béo và gia vị. Ăn quá nhanh, không nhai kỹ, khi ăn uống nhiều nước cũng là những yếu tố nguy cơ. Lạm dụng rượu, cà phê, thuốc lá làm tăng a xít dịch vị khiến bụng khó chịu. Một nguyên nhân nữa là do nuốt nhiều không khí trong và giữa bữa ăn ở những người có tâm trạng bồn chồn, lo lắng, ở trẻ sau khi bú không ợ hơi.
Hệ tiêu hóa kém cũng dẫn tới chứng khó tiêu đầy bụng do thiếu dịch, men tiêu hóa, rối loạn nhu động đường tiêu hóa (rối loạn vận động dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày, thực quản), không dung nạp lactose có trong sữa, thiếu mật hoặc sự tống mật không tốt, do stress.
Khó tiêu đầy bụng có thể là triệu chứng của một số bệnh lý như viêm loét dạ dày
tá tràng, viêm thực quản hồi lưu. (Ảnh minh họa)
Khó tiêu đầy bụng có thể là triệu chứng của một số bệnh lý như viêm loét dạ dày tá tràng, viêm thực quản hồi lưu, bệnh gan mật, đái tháo đường, cường giáp, suy giáp. Hoặc do dùng nhiều thuốc kháng sinh, sắt, kali, tỏi...
Để chẩn đoán chính xác, bác sĩ sẽ khám cận lâm sàng, tiến hành chụp X - quang, nội soi và các xét nghiệm như ion đồ, đường huyết, can xi huyết…
Điều trị bằng thuốc
Theo dược sĩ Nguyễn Hữu Đức, chứng khó tiêu đầy bụng chủ yếu điều trị bằng thuốc. Đó là các loại thuốc uống sau bữa ăn một giờ như chất hấp thụ khí (Smecta, Carbomint, Carbophos); thuốc chứa chất chống đầy hơi (Kremil - S, Mylanta II, Simelox); thuốc dạng sủi bọt (Normogastryl, Alka - Seltzer).
Tùy trường hợp, bác sĩ có thể cho dùng thuốc uống trước bữa ăn như thuốc chống tiết a xít, thuốc điều hòa nhu động, men tiêu hóa (được chiết xuất từ nội tạng súc vật như heo, bò, có trong các chế phẩm hỗn hợp gồm nhiều loại enzyme), men vi sinh, thuốc lợi mật (Hymecromon, a xít dimecrotic, Cyclovalon), thuốc thông mật (có tác dụng kích thích làm túi mật co bóp, giãn nở ống dẫn mật để tống mật có sẵn vào ruột).
Để việc điều trị và phòng bệnh tốt, bên cạnh dùng thuốc phải sửa đổi cách ăn uống như ăn chậm, nhai kỹ, tránh dùng nhiều thực phẩm khó tiêu, thức ăn chua, quá nhiều chất béo, không lạm dụng rượu, thuốc lá, gia vị kích thích. Ăn với tâm trạng thoải mái và chia thành nhiều bữa.
Để chẩn đoán chính xác, bác sĩ sẽ khám cận lâm sàng, tiến hành chụp X - quang, nội soi và các xét nghiệm như ion đồ, đường huyết, can xi huyết…
Điều trị bằng thuốc
Theo dược sĩ Nguyễn Hữu Đức, chứng khó tiêu đầy bụng chủ yếu điều trị bằng thuốc. Đó là các loại thuốc uống sau bữa ăn một giờ như chất hấp thụ khí (Smecta, Carbomint, Carbophos); thuốc chứa chất chống đầy hơi (Kremil - S, Mylanta II, Simelox); thuốc dạng sủi bọt (Normogastryl, Alka - Seltzer).
Tùy trường hợp, bác sĩ có thể cho dùng thuốc uống trước bữa ăn như thuốc chống tiết a xít, thuốc điều hòa nhu động, men tiêu hóa (được chiết xuất từ nội tạng súc vật như heo, bò, có trong các chế phẩm hỗn hợp gồm nhiều loại enzyme), men vi sinh, thuốc lợi mật (Hymecromon, a xít dimecrotic, Cyclovalon), thuốc thông mật (có tác dụng kích thích làm túi mật co bóp, giãn nở ống dẫn mật để tống mật có sẵn vào ruột).
Để việc điều trị và phòng bệnh tốt, bên cạnh dùng thuốc phải sửa đổi cách ăn uống như ăn chậm, nhai kỹ, tránh dùng nhiều thực phẩm khó tiêu, thức ăn chua, quá nhiều chất béo, không lạm dụng rượu, thuốc lá, gia vị kích thích. Ăn với tâm trạng thoải mái và chia thành nhiều bữa.
Gia vị và rau thơm có lợi cho hệ tiêu hóa
Gừng tươi: Có tác dụng ôn ấm tỳ vị, giúp tiêu hóa thức ăn, chữa kém ăn, ăn không tiêu, cảm lạnh, nôn mửa, ho có đàm, giúp giải độc cua, cá, thịt… Có thể ăn mứt gừng, gừng muối rất tốt cho hệ tiêu hóa và hô hấp. Tuy nhiên, người đang có vết loét, chảy máu thì không nên dùng.
Tỏi: Tác dụng sát khuẩn, điều hòa hệ sinh vật ở đường tiêu hóa, chữa được các bệnh nhiễm trùng đường ruột, giúp tiêu hóa tốt hơn, phòng ngừa được các bệnh đường hô hấp, tim mạch, ung thư… Mỗi lần chỉ nên ăn 1-2 tép tỏi là đủ, không nên ăn quá nhiều tỏi trong một bữa ăn. Khi bụng đang đói, nên tránh dùng các món ăn có tỏi (như nem chua, tré, rau xào tỏi…).
Hành tím, hành ta, củ kiệu: Tác dụng trợ tiêu hóa, chống viêm, ngừa cảm lạnh. Thường dùng chữa ăn uống kém, ăn uống không tiêu, đầy bụng, cảm lạnh, ngoài ra còn phòng ngừa được ung thư. Hành tím, củ kiệu làm dưa ăn rất hữu ích trong việc phòng ngừa rối loạn tiêu hóa, chống ngấy do các món ăn nhiều thịt mỡ, hạn chế tác hại của thịt mỡ đối với sức khỏe.
Rau diếp cá: Vị cay, chua, mùi hơi tanh, tính mát, có tác dụng giải nhiệt, giải độc, lợi tiểu, điều kinh. Thường dùng trong món ăn để trợ tiêu hóa, chữa các loại viêm sưng, mụn nhọt, đau mắt đỏ, lòi dom, sốt xuất huyết, trĩ ra máu, kinh nguyệt không đều, phế ung.
Nghệ vàng: Tác dụng trợ tiêu hóa, làm lợi mật, kháng khuẩn, giúp mau lên da non, chống loét dạ dày. Thường dùng để kích thích tiêu hóa, chữa một số bệnh gan mật, viêm loét dạ dày, phụ nữ sau khi sinh bị đau bụng. Dùng nghệ tươi hoặc bột nghệ khô đều được. Ngày dùng 30-40gr tươi hoặc 10-15gr bột khô.
Hẹ (cửu thái): Vị cay, hơi chua, đắng, tính ấm. Củ và lá hẹ giúp tiêu thực, trợ tiêu hóa, thường dùng chữa đầy bụng, ho (hấp với đường phèn), chữa kiết lỵ, chữa giun kim, đau họng, hen suyễn.
Tía tô: Vị cay, tính ấm, có tác dụng phát tán phong hàn, giải độc, tiêu tích, hạ khí. Thường dùng để chữa cảm cúm, nhức đầu, ho sốt, buồn nôn, ngộ độc cua cá, an thai, trừ đàm nhớt ở cổ họng.
Trong các bữa ăn của người Việt Nam, rau thơm có vai trò quan trọng trong việc điều hòa tính hàn - nhiệt của các loại thực phẩm, tiêu mùi vị khó chịu của thực phẩm, có kháng sinh thực vật đối với một số vi khuẩn, tăng cường sức đề kháng của cơ thể đối với một số bệnh tật, kích thích tiêu hóa và đem lại sự ngon miệng. Rau thơm có tác dụng trợ tiêu hóa, tiêu thực, phòng ngừa đầy bụng, rối loạn tiêu hóa.
Gừng tươi: Có tác dụng ôn ấm tỳ vị, giúp tiêu hóa thức ăn, chữa kém ăn, ăn không tiêu, cảm lạnh, nôn mửa, ho có đàm, giúp giải độc cua, cá, thịt… Có thể ăn mứt gừng, gừng muối rất tốt cho hệ tiêu hóa và hô hấp. Tuy nhiên, người đang có vết loét, chảy máu thì không nên dùng.
Tỏi: Tác dụng sát khuẩn, điều hòa hệ sinh vật ở đường tiêu hóa, chữa được các bệnh nhiễm trùng đường ruột, giúp tiêu hóa tốt hơn, phòng ngừa được các bệnh đường hô hấp, tim mạch, ung thư… Mỗi lần chỉ nên ăn 1-2 tép tỏi là đủ, không nên ăn quá nhiều tỏi trong một bữa ăn. Khi bụng đang đói, nên tránh dùng các món ăn có tỏi (như nem chua, tré, rau xào tỏi…).
Hành tím, hành ta, củ kiệu: Tác dụng trợ tiêu hóa, chống viêm, ngừa cảm lạnh. Thường dùng chữa ăn uống kém, ăn uống không tiêu, đầy bụng, cảm lạnh, ngoài ra còn phòng ngừa được ung thư. Hành tím, củ kiệu làm dưa ăn rất hữu ích trong việc phòng ngừa rối loạn tiêu hóa, chống ngấy do các món ăn nhiều thịt mỡ, hạn chế tác hại của thịt mỡ đối với sức khỏe.
Rau diếp cá: Vị cay, chua, mùi hơi tanh, tính mát, có tác dụng giải nhiệt, giải độc, lợi tiểu, điều kinh. Thường dùng trong món ăn để trợ tiêu hóa, chữa các loại viêm sưng, mụn nhọt, đau mắt đỏ, lòi dom, sốt xuất huyết, trĩ ra máu, kinh nguyệt không đều, phế ung.
Nghệ vàng: Tác dụng trợ tiêu hóa, làm lợi mật, kháng khuẩn, giúp mau lên da non, chống loét dạ dày. Thường dùng để kích thích tiêu hóa, chữa một số bệnh gan mật, viêm loét dạ dày, phụ nữ sau khi sinh bị đau bụng. Dùng nghệ tươi hoặc bột nghệ khô đều được. Ngày dùng 30-40gr tươi hoặc 10-15gr bột khô.
Hẹ (cửu thái): Vị cay, hơi chua, đắng, tính ấm. Củ và lá hẹ giúp tiêu thực, trợ tiêu hóa, thường dùng chữa đầy bụng, ho (hấp với đường phèn), chữa kiết lỵ, chữa giun kim, đau họng, hen suyễn.
Tía tô: Vị cay, tính ấm, có tác dụng phát tán phong hàn, giải độc, tiêu tích, hạ khí. Thường dùng để chữa cảm cúm, nhức đầu, ho sốt, buồn nôn, ngộ độc cua cá, an thai, trừ đàm nhớt ở cổ họng.
Trong các bữa ăn của người Việt Nam, rau thơm có vai trò quan trọng trong việc điều hòa tính hàn - nhiệt của các loại thực phẩm, tiêu mùi vị khó chịu của thực phẩm, có kháng sinh thực vật đối với một số vi khuẩn, tăng cường sức đề kháng của cơ thể đối với một số bệnh tật, kích thích tiêu hóa và đem lại sự ngon miệng. Rau thơm có tác dụng trợ tiêu hóa, tiêu thực, phòng ngừa đầy bụng, rối loạn tiêu hóa.
LƯỢNG THIÊN XÍCH. St
Lương y Đinh Công Bảy
(Tổng thư ký Hội Dược liệu TP.HCM)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét