Thứ Ba, 4 tháng 12, 2012

CÁCH TÍNH KIM LÂU - HOANG ỐC - TAM TAI

Tiết Khí.svg


Để xây dựng được một ngôi nhà theo đúng thuật phong thủy người ta phải chọn năm tháng ngày giờ khởi công, chọn hướng nhà và chọn người được tuổi. chọn năm khởi công để được thiên thời, chọn hướng nhà cho hợp phong thủy để được địa lợi, chọn người được tuổi để có nhân hòa. Trong 3 vấn đề trên không được thiếu 1 vậy, vì nếu thiếu thiên thời thì việc xây cất không thuận, thiếu địa lợi thì gia đạo không hưng, thiếu nhân hòa thì người nhà đó khó ở.

Trong bài viết này tôi xin giới thiệu với các bạn phương pháp tính tuổi làm nhà, làm căn cứ để các bạn tiện chọn lựa, tinh toán nhằm tìm ra được tuổi phù hợp nhất.
Chọn tuổi làm nhà phải tính cả kim lâu, hoang ốc, và tam tai.
1. cách tính kim lâu.
Hiện nay trong dân gian lưu hành khá nhiều cách tinh kim lâu khác nhau, có cách thì khởi ở cung khôn, thuận hành qua các cung của bát quái. Có cách thì ngũ (5) nhập cung trung. Có cách ngũ, thập (5, 10) nhập cung trung. Lại có cách lấy ngũ thập (50) nhập cung trung. Loạn hết cả lên, làm cho học giả và những người tìm hiểu chẳng biết đường nào mà nần.
Tôi thì chỉ tin tưởng 1 cách tính kim lâu duy nhất, đó là dùng hệ thống lạc thư và quỹ đạo lượng thiên xích để tính.

Diễn số của Lạc thư


Thứ tự bay của quỹ đạo Lượng thiên xích


Về cách tính thì
1 tuổi và 10 tuổi thì khởi tại cung khảm (số 1).
2 tuổi và 20 tuổi thì khởi tại cung khôn (số 2).
3 tuổi và 30 tuổi thì khởi tại cung chấn (số 3).
4 tuổi và 40 tuổi thì khởi tại cung tốn (số 4).
5 tuổi và 50 tuổi thì khởi tại cung trung (số 5)
6 tuổi và 60 tuổi thì khởi tại cung càn (số 6).
7 tuổi và 70 tuổi thì khởi tại cung đoài (số 7).
8 tuổi và 80 tuổi thì khởi tại cung cấn (số 8).
9 tuổi và 90 tuổi thì khởi tại cung ly (số 9).
100 tuổi thì quay về khởi tại cung khảm (số 1).
Sau đó phi thuận theo đường Lượng thiên xích, bắt đầu từ số tuổi chẵn (10 20 30…), hết tuổi chẵn thì tiếp đến số tuổi lẻ, an đến tuổi của mình thì dừng lại. nếu rơi vào các cung càn (số 6), khảm (số 1), cấn (số 8), chấn (số 3) là phạm kim lâu.
Nếu là khảm thì phạm kim lâu thân (có hại cho bản thân)
Nếu là chấn thì phạm kim lâu thê (có hại cho vợ)
Nếu là càn thì phạm kim lâu tử (có hại cho con)
Nếu là cấn thì phạm kim lâu lục súc (có hại cho nghề nghiệp làm ăn)
Căn cứ vào đó người xưa mới có câu:
Một ba sáu tám kim lâu
Làm nhà cưới vợ tậu trâu thì đừng.
Dựa vào nguyên tắc trên, để cho dể hiểu và dễ thuộc ta lấy tuổi âm lịch chia cho 9. nếu dư 1, 3, 6, 8 là bị kim lâu.
Dưới đây tôi tính sẵn các tuổi phạm kim lâu cho mọi người dễ tra cứu:
10 12 15 17 19 21 24 26 28 30 33 35 37 39 42 44 46 48 51 53 55 57 60 62 64 66 69 71 73 75 78 80 82 84 87 89 91 93 96 98 100.
2. cách tính hoàng ốc.


Hãy thuộc lòng câu: nhất kiết, nhì nghi, tam địa sát, tứ tấn tài, ngũ thọ tử, lục hoàng ốc.
1. nhất kiết an cư thông vạn sự
2. nhì nghi tấn thất địa sinh tài
3. tam sát nhân gia do đắc bệnh
4. tứ tấn tài chi phúc lộc lai
5. ngũ tử phân ly phòng tử biệt
6. lục ốc tạo gia bất khả thành.
Cách tính như sau:
Đại số, thiểu số đều liên kết thuận hành, luôn khởi 10 tại nhất kiết, 20 tại nhì nghi, 30 tại tam địa sát…hết số chục thì đến số lẻ, cho tới tuổi người xem. Gặp nhất, nhì, tứ là tốt. Tam, ngũ, lục là xấu.
Ví dụ: làm nhà năm 46 tuổi.
Khởi 10 tại 1, 20 tại 2…40 tại 4, 41 tại 5, 42 tại 6, 43 tại 1, 44 tại 2, 45 tại 3, 46 tại 4 = tứ tấn tài, tốt.
Để tiện cho việc tham khảo, tôi liệt kê ra các tuổi phạm hoang ốc cho mọi người dễ lưu ý:
12 14 15 18 21 23 24 27 29 30 32 33 36 38 39 41 42 45 47 48 50 51 54 56 57 60 63 65 66 69 72 74 75 78 81 83…
3. cách tính tam tai.
Tam tai là 3 năm liền gặp hạn liên tiếp, tính theo vòng trường sinh thì các năm tam tai thuộc các cung bệnh, tử, mộ của ngũ hành tam hợp cục, cụ thể:
- Người sinh năm thân – tý – thìn. Tam tai thuộc các năm dần – mão – thìn.
- Người sinh năm dần – ngọ – tuất. tam tai thuộc các năm thân – dậu – tuất
- Người sinh năm tị – dậu – sửu. tam tai thuộc các năm hợi – tý – sửu.
- Người sinh năm hợi – mão – mùi. Tam tai thuộc các năm tị – ngọ – mùi.
Trên đây là những phương pháp tính tuổi làm nhà phổ biến nhất, tôi giới thiệu ra đây để mọi người tham khảo.

LƯỢNG THIÊN XÍCH

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét