Hiện nay có thể nói kiến thức về Bát Trạch Phái được phổ biến rộng rãi nhất trong xã hội, rất nhiều người đọc và biết Đông Tứ Trạch và Tây Tứ Trạch. Đó một phần là nhờ do Việt Nam tiếp xúc với Bát Trạch Phái trong một thời cơ thuận lợi qua bộ sách dịch của Dịch Giả Thái Kim Oanh. Hơn nữa Tri Thức của Bát Trạch Phái khá đơn giản và dễ hiểu (tất nhiên đó chỉ là phần sơ cấp) nên phù hợp với trình độ nhận thức của rộng rãi quần chúng.
Tuy nhiên cũng do chỉ hạn chế vào bộ sách "Bát Trạch Minh Cảnh (thực ra là Kính)" nên có nhiều Pháp trong Bát Trạch đã không được biết đến. nay xin giới thiệu một trong những Pháp ấy, đó là "Phúc Nguyên Pháp" của Bát Trạch Phong Thủy Phái.
Phúc Nguyên (Nguồn Gốc Phúc) hay còn gọi là Tam Nguyên Mệnh. Tức là vị trí Phúc Thọ Tiên Thiên, là vị trí tồn trữ năng lượng của Vũ Trụ ảnh hưởng tới con người. Đây cũng là vị trí sinh phù cho Trường Khí mỗi người, cho nên phương pháp này cũng tức là Trạch Mệnh tương tự phối hợp, chính là cái Định Đề mà Phong Thủy Học lấy làm nền tảng "Thiên Địa Nhân Phối Hợp Cảm Ứng". Phương pháp này là một loại quy hoạch bố cục để phối hợp giữa Mệnh Quái (Con Người) với Không Gian nhà ở (Trời Đất). Như ở trong Bát Trạch Minh Kính có nói "Con người bởi mệnh khác nhau, cho nên chỗ ở cũng khác nhau", hay như Hoàng Đế Trạch Kinh có nói "Nhà ở, đó là then máy âm dương, là khuôn phép của Nhân Luân. Người có nhà mà đứng vững, nhà có người mà tồn tại, Người với Nhà nâng đỡ cho nhau, đó là Thiên Địa Cảm Thông".
1. Tam Nguyên Mệnh Quái Của Người: - Tam Nguyên Mệnh Quái của người tức là gốc rễ Phúc Đức cũng có gọi là Mệnh Tướng, có nhiều phương pháp tính cái này. Thường dùng là "Dã Mã Khiêu Giản Pháp" hoặc "Bài Sơn Chưởng Pháp". Trong sách "Bát Trạch Thập Thư" có ghi lại Dã Mã Khiêu Giản Pháp như sau:
Dã mã Khiêu Giản Tẩu; Tùng Dần Số Đáo Cẩu; Nhất Niên Cách Nhất Vị; Bất Dụng Hợi Tý Sửu.
Sau khi tính được Cung Mệnh của người thì án chiếu theo bảng biểu Đông Tây Tứ Trạch mà chọn nhà ở cho phù hợp.
2. Quái Tượng Trạch:
Quái Tượng Trạch hay còn gọi là Mệnh Quái Trạch, tức là xem xem Trạch đó thuộc vào quẻ gì, có một lưu ý là trong tất cả các Tài Liệu Trung Hoa Phong Thủy chúng tôi có được, đều lấy Tọa nhà làm Trạch Quái. Điều này có vẻ như không giống lắm với nhận thực hiện đa số người Việt Nam đều coi trọng hướng Cửa làm căn cứ khi chọn nhà. Hướng Cửa (Vị Trí Đặt Cửa) được người Trung Hoa cũng rất coi trọng (Tam Yếu - Môn - Chủ - Táo) nhưng không tính là Mệnh Trạch.
3. Bố Trí Đông Tứ Trạch và Tây Tứ Trạch tức gọi là Trạch Cư Bố Trí. Có các điểm quan trọng sau đây cần lưu ý để Bố Trí: - Môn: tức là Cửa ra vào nhà, Môn cần được đặt ở vị trí tương quan Tốt với Mệnh Trạch Nhà Ở. Nếu trường hợp Mệnh Trạch so với Nhân Quái Mệnh đã xấu thì chọn Môn ở vị trí tốt cho Nhân Mệnh. - Chủ: tức là vị trí phòng Ngủ và làm việc của từng người trong nhà, đặc biệt coi trọng Chủ Nhà. Lấy Cung Vị (Khoảng không gian theo hướng Trung tâm Nhà) so với Mệnh Quái từng người để lựa chọn. - Táo: tức là Bếp ăn, với bếp thì có một tiêu chuẩn cần đặc biệt chú ý là Tọa Hung Hướng Cát, tức miệng bếp quay về hướng Tốt của Chủ Mệnh, lưng bếp quay về hướng xấu của Chủ mệnh. Ngoài ra thì còn vị trí (Cung Vị) đặt bếp thì nên đặt vào vị trí tốt.
Tổng Kết quá trình tham khảo các tài liệu nguyên bản bằng tiếng Hoa về Bát Trạch Phong Thủy Học, chúng tôi có thể đề xuất một số Quy Chuẩn như sau: 1. Đông Tứ Mệnh không nên ở Tây Tứ Trạch; Tây Tứ Mệnh không nên ở Đông Tứ Trạch (Trạch Quái dùng Tọa Sơn) 2. Đông hoặc Tây Tứ Trạch không nên bố cục hỗn loạn. Ví dụ Tây Tứ Trạch mà bố trí Môn Chủ Táo đều thuộc Đông Quái hoặc ngược lại Đông Tứ Quái Vị mà bố trí Môn Chủ Táo đều ở Tây Tứ Quái Vị. Khi tất cả các tiêu chuẩn đều hợp lý đồng nhất Quái thì đó tức là đắc được Phúc Nguyên (Nguồn Phúc) do đó đây được gọi là Phúc Nguyên Pháp trong Phong Thủy Bát Trạch Phái.
Nguồn: phongthuy.com.vn
LƯỢNG THIÊN XÍCH. St
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét